Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

THÔNG TIN VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC


Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
    Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.

2. Đặc điểm địa hình
    Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.


3. Khí hậu
    Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC - 26,2oC.



* Tài nguyên thiên nhiên (*)
1. Tài nguyên đất
    Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,543 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.

2 .Tài nguyên rừng
    Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
3. Tài nguyên khoáng sản
    Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.

III. Tiềm năng kinh tế  (*)
1. Tiềm năng du lịch
    Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như rừng văn hoá lịch sử núi Bà Rá, hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch… Tỉnh đã tập trung tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp một số di tích lịch sử như: căn cứ Bộ Chỉ huy Miền… Đang tập trung xây dựng khu du lịch Bà Rá - thác Mơ (đã và đang đầu tư xây dựng 18 km đường quanh núi Bà Rá, ký hợp đồng đầu tư tuyến cáp treo với số vốn đầu tư khoảng 48 tỷ đồng).

2. Những lợi thế so sánh
    Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đo đáng lưu ý là mỏ đá vôi Tà Thiết cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tỉnh. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng này.
    Bình Phước có vị trí địa lý, có điều kiện kết cấu hạ tầng tuy mới bước đầu hình thành (viễn thông, điện, giao thông…) nhưng tương đối thuận lợi cho phát triển. Về điện có đường điện 500 KV di qua, có thuỷ điện thác Mơ công suất 150 MW và thuỷ điện Cần Đơn công suất 72 MW đang bắt đầu xây dựng. Về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, còn hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong cả nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển vững chắc kinh tế - xã hội.
* Tài nguyên đất - khoáng sản
1. Tài nguyên đất đai
      Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,543 km2, có 7 nhóm chính với 13 loại đất. Đất có chất lượng cao trở lên (Đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90%. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
2. Tài nguyên khoáng sản
      Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía tây và một ít ở trung tâm. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan) kaolin, đá vôi...là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
Cụ thể: Có 4 mỏ quặng Bauxít trên bề mặt diện tích 13.400ha; 6 điểm khoáng hoá; 26 mỏ đá xây dựng; 3 mỏ cát, cuội, sỏi; 11 mỏ sét gạch ngói; 15 điểm mỏ Laterit và vật liệu san lấp; 5 mỏ kaolin; 2 mỏ đá vôi xi măng có quy mô lớn; 2 mỏ sét ximăng và laterit; 6 mỏ puzơlan; 2 mỏ laterit; 2 mỏ đá quý và 4 mỏ bán đá quý.
Hiện nay tỉnh mới chỉ khai thác một số mỏ như đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi, sét gạch ngói đáp ứng một phần cho sản xuất tiêu dùng, xây dựng trong tỉnh, còn lại các mỏ khác đang tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư khai thác.
3. Tài nguyên rừng
     Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 51,32% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng chiếm 48,37% so diện tích đất lâm nghiệp và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh.
      Vị trí rừng của tỉnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chiến lược kinh tế xã hội của vùng Đông nam bộ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Rừng Bình Phước có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng ven biển và đảm bảo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô kiệt.  
* Tài nguyên nước - khí hậu
1. Khí hậu
       Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
       - Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2oC . Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 - 22oC . Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,2oC . Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 đến 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37-37,2oC) và thấp nhất vào tháng 12 là 19oC.
       - Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7,8,9.
       - Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,3.
       - Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1113 - 1447mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2,3,4.
      - Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 - 81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
2. Nguồn nước
      - Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3 ), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú miêng.v.v..
      - Nguồn nước ngầm: các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
      - Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000km2 , lưu lượng nước tương đối khá 0,5 - 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen (QI-III), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng Bình Long và nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, chất lượng nước tốt. Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (từ 100-250m).
* Tiềm năng du lịch - thương mại
1. Bình Phước vùng đất có nền văn hoá lâu đời
      Bình phước là một tỉnh miền núi, dân tộc và biên giới ở khu vực Đông Nam bộ gồm 41 dân tộc anh em sinh sống. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ lâu đời và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên một Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn hóa. Bình phước mong muốn được đón chào các nhà đầu tư và du khách đến tìm hiểu và khám phá tiềm năng kinh tế du lịch



2. Những tiềm năng du lịch  
       Từ lâu Bình Phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hóa tiền sử lâu đời. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam; Khu căn cứ quân ủy bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang của Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào dân tộc S'tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân đánh giặc... và biết bao địa danh đã che chở cho cán bộ chiến sỹ ta trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm. Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên...
      Đến với Bình Phước du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng một ngọn núi Bà Rá với cây cối xanh tươi, rậm rạp mang đầy vẻ hoang sơ và hùng vĩ. Đứng ở lưng chừng núi có thể phóng tầm mắt của mình về Phường Thác Mơ xinh đẹp, nép mình dưới những rặng cây xanh, xa xa hồ Thác Mơ lãng đãng trong làn sương mỏng. Một thủy điện Thác Mơ - nơi lý tưởng cho những giờ phút thư giãn với cảnh trí thiên nhiên hài hòa, thơ mộng, xung quanh hồ được bao bọc bởi đồi núi nhấp nhô, bóng cây mát rượi. Giữa lòng hồ mênh mông có 10 hòn đảo nhỏ đủ các loại hình vui chơi giải trí, dã ngoại, du thuyền... Một Phú Riềng Đỏ du khách sẽ được sống lại những ngày tháng đấu tranh hào hùng của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. Một Sóc Bom Bo đã đi vào nhạc của Xuân Hồng như huyền thoại oanh liệt về một căn cứ hậu phương vững chắc. Sân bay Lộc Ninh còn in dấu trận đánh lớn giải phóng Lộc Ninh và bước chân các phái đoàn quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam đi dự Hội nghị bốn bên tại Sài Gòn. 3.000 ngôi mộ nằm trong lòng thị trấn An Lộc-Bình Long là minh chứng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường của quân và dân ta trong chiến dịch mùa hè đỏ lửa năm 72. Khu du lịch thác số 4, hồ sóc Xiêm, Khu du lịch suối Lam, kho xăng Lộc Quang, rất nhiều lễ hội văn hóa... và con người Bình Phước luôn mở rộng cửa đón chào các du khách đến tham quan và khám phá.
3. Một số dự án thương mại - du lịch kêu gọi đầu tư 
       1. Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư : Tại huyện Lộc Ninh – Bình Phước, Tổng số vốn đầu tư 5.00 tỷ VND (bao gồm các hạng mục: khu quản lý hành chính cửa khẩu, Khu vui chơi giải trí, khu trung tâm thị trấn, khu du lịch sinh thái, khu dân cư...). Điện thoại liên hệ: 0651.885325 hoặc 0651.879253
      2. Khu du lịch sinh thái Bà Rá - Thác Mơ : tại khu du lịch núi Bà Rá, đảo Khỉ trên hồ Thác Mơ, lòng hồ Thác Mơ thuộc  TX Phước Long - Bình Phước với tổng số vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD. Dự án bao gồm 1 số hạng mục chính: Xây dựng cáp treo, , làng du lịch, làng kiến trúc, khách sạn trên núi Bà Rá, các hạng mục tâm linh... Điện thoại liên hệ: 0651.870032 hoặc 0651.879235
     3. Dự án khu căn cứ Quân ủy – BCH Miền (B2): Thuộc xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Với tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ VND. Nhằm bảo tồn rừng đầu nguồn sông Sài Gòn... Điện thoại liên hệ: 0651.870031, fax: 0651.870235.
    4. Dự án khu du lịch sinh thái, thể thao trảng cỏ Bù Lạch - thác Voi - cụm thác trên sông Đồng Nai: Tại xã Đồng Nai - Huyện Bù Đăng - Bình Phước nhằm bảo tồn vùng đệm vườn quốc gia Cát Tiên, phát triển khu du lịch sinh thái, thể thao... Với số vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD, điện thoại liên hệ: 0651.885326
IV. Dân số (**)
    - Theo kết qủa Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số tỉnh Bình Phước có 218.590 hộ, 873.598 người, trong đó nam 442.471 người (chiếm 50,6%), nữ 431.127 người (chiếm 49,4%) tổng dân số. Như vậy, sau 10 năm, kể từ đợt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân số tỉnh Bình Phước tăng 219.672 người, bình quân mỗi năm tăng gần 22 ngàn người. Bình Phước là một tỉnh có tốc độ tăng dân số bình quân cao, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Kon Tum), tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ 1999-2009 của tỉnh là 2,9%.
     - Mật độ dân số của tỉnh đạt 127 người/km2.
     - Cơ cấu dân số chia theo thành phần dân tộc thì toàn tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước (kể cả người nước ngoài), trong đó: có 10 thành phần dân tộc có số dân trên 1000 người (Kinh 701.359 người, S'tiêng 81.708 người,Tày 23.228 người, Nùng 23.198 người, Khơ me 15.578 người, Hoa 9.770 người, Mnông 8.599 người, Dao 3.254 người, Mường 2.482 người và Thái 1.196 người); có 3 dân tộc có số dân từ 500 đến dưới 1000 (Sán Chay 767 người, Hmông 586 người & Chăm 568 người); có 3 dân tộc có số dân từ 100 đến dưới 500 (Mạ 432 người, Sán Dìu 365 người & Chơ Ro 130 người); Còn lại 25 thành phần dân tộc có số dân dưới 100 người, cá biệt có những dân tộc chỉ có dưới 5 người như dân tộc Co, Hà Nhì, Chu Ru, Kháng, Phù Lá, La ha, Phà Thẻn...
     - Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực Nông Lâm Thuỷ sản chiếm 68,9%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10,1% & trong các ngành Dịch vụ chiếm 21%.
 V. Hành chính  (***)
Bình Phước có 03 Thị xã và 07 huyện:
1)     Thị xã Đồng Xoài (Tỉnh lỵ)
2)     Thị xã Bình Long
3)     Thị xã Phước Long
4)     Huyện Bù Đăng
5)     Huyện Bù Đốp
6)     Huyện Bù Gia Mập
7)     Huyện Chơn Thành
8)     Huyện Đồng Phú
9)     Huyện Hớn Quản
10) Huyện Lộc Ninh



Khuyến cáo mới của Bộ Y tế phòng bệnh tay - chân - miệng


 Khuyến cáo mới của Bộ Y tế phòng bệnh tay - chân - miệng 
 Thời gian: 4h34 phút ngày 7/7/2012

       Từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận 6.328 trường hợp mắc tay - chân - miệng tại 60 địa phương, trong đó có 9 trường hợp tử vong.
       Để người dân có thêm kiến thức chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới về các biện pháp phòng bệnh tay - chân - miệng. Để chủ động ngăn ngừa bệnh tay - chân - miệng, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với tất cả các địa phương, các bộ, ngành liên quan và các tổ chức quốc tế để theo dõi sát tình hình, triển khai các biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lây lan và tác hại của bệnh tay - chân - miệng tại Việt Nam.
                                                                           Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế

Công tác phòng chống bệnh tay - chân - miệng được tích cực đẩy mạnh


     Nguồn: http://www.nihe.org.vn/
- Thời gian truy cập: 4h34 phút ngày 7/7/2012

Công tác phòng chống bệnh tay - chân - miệng được tích cực đẩy mạnh

          Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến cuối tháng 4/2012, cả nước ghi nhận trên 31.700 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 18 trường hợp tử vong tại 10 tỉnh, thành phố. Theo nhận định của Bộ Y tế, bệnh tay - chân - miệng vẫn đang diễn biến phức tạp trên diện rộng, với số mắc cao trong năm nay và không riêng ở Việt Nam, bệnh này cũng đang có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Trước tình hình đó, tại một số địa phương công tác phòng chống bệnh tay - chân - miệng luôn được tích cực đẩy mạnh.
        +  Tại Đồng Tháp: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Lễ phát động “Chiến dịch phòng, chống bệnh tay chân miệng”. Lễ phát động chiến dịch mang một ý nghĩa đặc biệt khi Đồng Tháp được xác định là một trong những địa phương có số ca mắc bệnh tay - chân - miệng cao trong nước. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có trên 1.250 trường hợp mắc tay - chân - miệng, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2011. Với vai trò chủ đạo, ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo các tuyến y tế tăng cường giám sát ca bệnh tại các cơ sở điều trị và cộng đồng; điều tra, xử lý 100% ca bệnh khi được phát hiện hoặc được báo cáo phản hồi; triển khai khoanh vùng, sử dụng hoá chất khử khuẩn tại cộng đồng và các trường học nơi có dịch bệnh; tăng cường tập huấn, cập nhật phác đồ điều trị, phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
          +Tại Bình Định: Ngày 22/4, ông Hồ Việt Mỹ, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Định cho biết, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thêm 114 ca bệnh tay - chân - miệng, trong đó có 1 ca tử vong và hiện còn 72 ca đang được điều trị tại các bệnh viện. Những địa phương có số ca mắc bệnh mới cao như huyện Phù Mỹ, Phù Cát, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước. Đặc biệt, tại huyện Phù Mỹ đã xuất hiện 4 ổ dịch, Phù Cát xuất hiện 1 ổ dịch, các ngành chức năng và địa phương đã kịp thời xử lý. Hiện nay, ngành Y tế Bình Định tiếp tục giám sát phát hiện bệnh trong các bệnh viện và tại cộng đồng; kiểm tra các điểm trường mầm non; cấp Chloramin B khử trùng; vệ sinh các phòng học, khử trùng tại các hộ gia đình có ổ dịch và có bệnh nhân tay - chân - miệng. Tỉnh Bình Định chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng và các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát tờ rơi về phòng chống bệnh và đề phòng sự lây lan trong cộng đồng.
        +  Tại Quảng Trị: Tính đến ngày 20/4, dịch bệnh tay - chân - miệng đã xuất hiện, lan rộng ra hầu hết các huyện, thị, thành phố của tỉnh Quảng Trị với gần 400 trường hợp mắc bệnh. Trong đó, 15 trường hợp bệnh nặng phải đưa vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Không chỉ dừng lại ở trẻ em, bệnh tay - chân - miệng cũng xuất hiện ở người lớn. Trong số các mẫu bệnh phẩm cho kết quả xét  nghiệm dương tính có loại vi rút gây bệnh tay - chân - miệng EV71, có độc lực mạnh, nguy cơ gây biến chứng và tử vong cao. Lo ngại nhất hiện nay là vi rút EV71 đã xuất hiện và lây lan đến các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi còn thiếu thốn các cơ sở y tế để điều trị và chăm sóc, nguy cơ lây bệnh rất cao. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã cấp hơn 1 tỷ đồng cho các bệnh viện, trung tâm, trạm y tế huyện, thị xã và xã phường mua thuốc, hóa chất tập trung điều trị khống chế dịch bệnh lây lan. Các bệnh viện thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ dịch, thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong… Sở Y tế Quảng Trị cũng phát động toàn dân hưởng ứng "Chiến dịch Quốc gia toàn dân tham gia phòng, chống bệnh tay - chân - miệng". Theo đó, kêu gọi mọi người ăn chín uống suôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngành Giáo dục, đặc biệt là các trường mầm non tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đồ chơi, đồ dùng mà trẻ em thường tiếp xúc bằng xà phòng và nước khử trùng ChloraminB. Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay ngành Y tế Quảng Trị tập trung giám sát, quản lí, khoanh vùng, dập dịch và chỉ đạo các bệnh viện trực gác, sẵn sàng cấp cứu khi có yêu cầu.
        +  Tại Hà Tĩnh: Vừa qua, Sở Y tế Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ phát động phòng chống bệnh  tay - chân - miệng, với thông điệp “Trao yêu thương, đừng trao mầm bệnh”. Tại Lễ phát động, bà Phan Thị Ninh, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh đã kêu gọi chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh hãy bằng việc làm cụ thể, quyết tâm khống chế bệnh tay - chân - miệng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh này gây ra. Với tinh thần “Vì sức khỏe của bé, hãy rửa tay cho bé nhiều lần trong ngày bằng nước sạch và xà phòng”, sau Lễ phát động, đoàn viên thanh niên các cơ quan cấp tỉnh đã diễu hành trên các đường phố ở thành phố Hà Tĩnh, thể hiện quyết tâm cùng toàn dân phòng chống bệnh tay - chân - miệng.
                                          Bình An
                                     Nguồn t5g.org.vn

KHU DU LỊCH SÓC XIÊM BÌNH PHƯỚC

Nguồn: http://www.aseantraveller.net/
Thời gian: 3h30 ngày 7/7/2012

KHU DU LỊCH HỒ SÓC XIÊM - TECHNIQUE



Cách thành phố Hồ Chí Minh 120km trong rừng đất đỏ Trà Thanh thuộc xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, Sóc Xiêm là tên gọi một hồ nhân tạo, cảnh quan thơ mộng giữa rừng nguyên sinh làm nền cho khu du lịch sinh thái hồ Sóc Xiêm - Technique nổi tiếng của tỉnh Bình Phước. Đường đến hồ Sóc Xiêm rất thuận tiện, từ thị xã Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương theo quốc lộ 13 khoảng 70km đến trung tâm thị xã Bình Long (thị trấn An Lộc cũ), du khách rẽ trái đi tiếp chừng 10km sẽ đến khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique do Công ty Cao-su Bình Long đầu tư và quản lý.

“Sóc Xiêm” là tên gọi trước đây của một sóc người Stiêng, nay đã lập làng chuyển đi nơi khác. Nguyên ban đầu nơi đây là một thung lũng với con suối nhỏ chảy qua và chưa bao giờ cạn nước. Năm 1981 khi lập đội sản xuất ở đây, ông Tư Nguyện (nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cao-su Việt Nam) đã cho cơ giới đào xới, đắp bờ thành một hồ nước lớn nhằm tạo nguồn nước tưới cho 116 hecta cao-su. Lâu dần nước dâng thành hồ bao gồm nước mưa đọng lại, nước nguồn suối và nước từ các mạch nước ngầm phun lên tạo thành một hồ nước lớn có diện tích mặt hồ đến 30ha với chỗ sâu nhất lên đến 14m. Hồ được điểm trang bằng hàng trăm hecta rừng nguyên sinh và rừng cao-su mới, cũ bao quanh tạo thành một không gian yên ắng, thanh bình.
Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique là một địa điểm nghỉ mát, cắm trại, hội thảo, giao lưu khá lý tưởng, du khách đến đây có thể khám phá cảnh đẹp của núi rừng, bơi lội hay lướt ca-nô tham quan lòng hồ… Du khách cũng có thể vào tận các sóc Xoài, sóc Xiêm, sóc Xacô, sóc Lạc Sứ để tìm hiểu đời sống của bà con dân tộc Stiêng hiền hòa hiếu khách. Đặc biệt nơi đây còn lưu dấu sân bay Technique có từ thời thuộc địa, nơi các ông chủ đồn điền dùng phục vụ việc thí nghiệm, khai thác, chế biến mủ cao-su và qua thời đế quốc, người Mỹ đã dùng làm căn cứ hành quân của Lữ đoàn 173 thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay với nhiều máy bay C130 dùng đổ quân và phục vụ hậu cần. Cạnh Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique còn có khu Văn hóa thác số 4 (nay thuộc thị xã Bình Long) cũng do Công ty Cao-su Bình Long quản lý như một dịch vụ bổ sung, với 4 con thác ngày đêm chảy xiết khiến du khách đến đây không khỏi trầm trồ tán tụng trước vẻ đẹp tự nhiên thần kỳ của tạo hóa…

Thật đáng mừng, đang khi có những khu du lịch sinh thái bị lạm dụng đưa vào quá nhiều những công trình xây dựng lạc điệu đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, thì tại khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, phần xây dựng chủ yếu là đập tràn giữ nước, còn những công trình khác như nhà thủy tạ giữa hồ hay những chiếc cầu gỗ bắc trên hồ để khách thư giản hóng mát, những nếp nhà rông Tây nguyên xinh xắn ẩn mình sau những hàng cây chỉ là những nét điểm xuyết góp phần tôn thêm vẻ đẹp của một khu du lịch sinh thái.
Đến với khu du lịch Hồ Sóc Xiêm – Technique, du khách hẳn cảm thấy thoải mái khi tạm gác lại một bên những rối rắm đa đoan của sinh hoạt thường ngày, để hòa mình vào với thiên nhiên giữa đại ngàn, khám phá bao điều kỳ thú và nhận ra cuộc đời vẫn đẹp, vẫn đáng sống và lạc quan vui sống…
Mai Kim Thành    

Thông tin về bệnh tay, chân, miệng ở Việt Nam

Thông tin về bệnh tay, chân, miệng ở Việt Nam

    
        Nguồn:http://www.moh.gov.vn/
      Thời gian: 4h48 phút ngày 7/7/2012
              HƯỚNG DẪN   của Bộ y tế
Chẩn đoán, điều trị bệnh tay - chân - miệng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2554  /QĐ-BYT ngày  19  tháng 7 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

          I. ĐẠI CƯƠNG
          - Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. 
          - Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
          - Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
          - Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
          II. CHẨN ĐOÁN
          1. Lâm sàng:
          1.1. Triệu chứng lâm sàng:
          a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
          b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
          c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
          - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
          - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
          - Sốt nhẹ.
          - Nôn.
          - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
          - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
          d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
          1.2. Các thể lâm sàng:
          - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
          - Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
          - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
          2. Cận lâm sàng:
          2.1. Các xét nghiệm cơ bản:
          - Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thường liên quan đến biến chứng
          - Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
          - Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ 2b.
          2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:
          - Khí máu khi có suy hô hấp
          - Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.
          - Dịch não tủy:  
          + Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc không loại trừ viêm màng não mủ. 
          + Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế.
          2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán phân biệt: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân.
          2.4. Chụp cộng hưởng từ não: Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.
          3. Chẩn đoán:
          3.1. Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
          - Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.
          - Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.
          3.2. Chẩn đoán xác định:
          - Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.
          4. Chẩn đoán phân biệt:
          4.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
          Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
          4.2. Các bệnh có phát ban da:
          - Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
          - Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
          - Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
          - Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
          - Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
          - Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
          4.3. Viêm não-màng não:
          - Viêm màng não do vi khuẩn.
          - Viêm não-màng não do vi rút khác.
          4.4. Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi.
          5. Biến chứng:
          5.1. Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
          - Rung giật cơ (myoclonic jerk, giật mình chới với): Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
          - Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
          - Rung giật nhãn cầu.
          - Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
          - Liệt dây thần kinh sọ não.
          - Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
          - Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)
          5.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
          - Mạch nhanh > 150 lần/phút.
          - Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
          - Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân,...)
          - Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi ³ 110 mmHg, trẻ từ 1-2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
          - Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở bụng, thở không đều.
          - Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có máu hay bọt hồng.
          6. Phân độ lâm sàng:
          6.1. Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
          6.2. Độ 2:
          6.2.1. Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
          + Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
          + Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
          6.2.2. Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :
          * Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
          - Giật mình ghi nhận lúc khám.
          - Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
          - Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
          + Ngủ gà
          + Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
          + Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt
          * Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
          - Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
          - Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
          - Yếu chi hoặc liệt chi.
          - Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
          6.3.  Độ 3: có các dấu hiệu sau:
          - Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
          - Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
          - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
          - HA tăng.
          - Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
           - Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
          - Tăng trương lực cơ.
          6.4. Độ 4: có một trong các dấu hiệu sau:
          - Sốc.
          - Phù phổi cấp.
          - Tím tái, SpO2 < 92%.
          - Ngưng thở, thở nấc.
          III. ĐIỀU TRỊ
          1. Nguyên tắc điều trị:
          - Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
          - Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
          - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
          2. Điều trị cụ thể:
          2.1. Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
          - Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
          - Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
          - Vệ sinh răng miệng.
          - Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
          - Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
          - Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
          + Sốt cao ≥ 390C.
          + Thở nhanh, khó thở.
          + Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
          + Đi loạng choạng.
          + Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
          + Co giật, hôn mê.
          2.2. Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện
          2.2.1. Độ 2a:
          - Điều trị như độ 1. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể phối hợp với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần lập lại mỗi 6-8 giờ nếu cần (dùng xen kẽ với các lần sử dụng paracetamol).
          - Thuốc: Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống.
          - Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.
          2.2.2. Độ 2b:
          - Nằm đầu cao 30°.
          - Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
          - Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt.
          - Thuốc:
          + Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
          + Immunoglobulin:
ü                 Nhóm 2: 1g/kg/ngày truền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn dấu hiệu độ 2b: Dùng liều thứ 2
ü                 Nhóm 1: Không chỉ định Immunoglobulin thường qui. Nếu triệu chứng không giảm sau 6 giờ điều trị bằng Phenobarbital thì cần chỉ định Immunoglobulin. Sau 24 giờ đánh giá lại để quyết định liều thứ 2 như nhóm 2.
          - Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 1- 3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.
          - Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).
          2.3. Độ 3: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực
          - Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy.
          - Chống phù não: nằm đầu cao 30°, hạn chế dịch (tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu cầu bình thường), thở máy tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
          - Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.  
- Immunoglobulin (Gammaglobulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ, dùng trong 2 ngày liên tục
          - Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20µg/kg/phút.
          - Milrinone truyền tĩnh mạch 0,4 µg/kg/phút chỉ dùng khi HA cao, trong 24-72 giờ.
          - Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết.
          - Hạ sốt tích cực.
          - Điều trị co giật nếu có: Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2-0,3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần).
          - Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1- 2 giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
          2.4. Độ 4: Điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực
          - Đặt Nội khí quản thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
          - Chống sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
          + Nếu không có dấu hiệu lâm sàng của phù phổi hoặc suy tim: Truyền dịch Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP và đáp ứng  lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp.
          + Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
          + Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 2- 3µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
          - Phù phổi cấp:
          + Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
          + Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút.
          + Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
          - Điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não:
          - Lọc máu liên tục hay ECMO (nếu có điều kiện).
          - Immunoglobulin: Chỉ định khi HA trung bình ≥ 50mmHg
          - Kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác
          - Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, nước tiểu mỗi 30 phút trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng; Áp lực tĩnh mạch trung tâm mỗi giờ, nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
          IV. PHÒNG BỆNH
          1. Nguyên tắc phòng bệnh:
          - Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
          - Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
          2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
          - Cách ly theo nhóm bệnh.
          - Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
          - Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
          - Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
           3. Phòng bệnh ở cộng đồng:
          - Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
          - Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
          - Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
          - Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh./.